Trạng thái bảo tồn Cầy thảo nguyên

Các nhà sinh thái học xem loài động vật gặm nhấm này là một loài chủ chốt. Chúng là con mồi quan trọng, chế độ ăn chính của các loài sống trên thảo nguyên như chồn sương chân đen, cáo chạy nhanh, đại bàng vàng,ưng đuôi lửa, lửng châu Mỹ, sói đồng cỏchim ưng. Các loài khác, chẳng hạn như sóc đất vàng, chim choi choi núi, và cú đào hang, cũng nhờ vào hang mà cầy thảo nguyên đã đào để làm tổ. Ngay cả những loài gặm cỏ, chẳng hạn như bò rừng bizon đồng bằng, linh dương sừng nhánh, và hươu la đã cho thấy thiên hướng thích gặm cỏ trên vùng đất được sử dụng bởi cầy thảo nguyên.[19]

Tuy nhiên, cầy thảo nguyên thường được xác định là loài gây hại và bị tiêu diệt khỏi các khu vực tài sản nông nghiệp bởi vì chúng có khả năng gây tổn hại cho cây trồng, khi mà chúng dọn sạch hầu hết thảm thực vật tại khu vực xung quanh hang của chúng ngay lập tức.[20]

Cầy thảo nguyên đuôi đen ăn cỏ và lá trên mặt đất.

Kết quả là, môi trường sống của cầy thảo nguyên đã bị ảnh hưởng bởi việc loại bỏ trực tiếp của nông dân, cũng như sự lấn chiếm thấy rõ của việc phát triển đô thị, làm giảm đáng kể số lượng của chúng. Việc loại bỏ cầy thảo nguyên "gây ra sự lây lan không mong muốn của cây bụi", trong khi đó chi phí chăn nuôi gia súc có thể lớn hơn lợi ích của việc loại bỏ cầy thảo nguyên.[21] Cầy thảo nguyên đuôi đen bao gồm nhóm lớn nhất còn lại.[22] Bất chấp sự lấn chiếm của con người, những con cầy thảo nguyên đã thích nghi, tiếp tục đào hang ở những khu vực mở của những thành phố phía tây.[23]

Một mối lo lắng chung dẫn đến việc loại trừ các bầy cầy thảo nguyên ở nhiều nơi là vì hoạt động đào hang của chúng có thể làm tổn thương những con ngựa [24] bằng cách làm gãy chân của chúng (sụp hố). Tuy nhiên, theo nhà văn Fred Durso, Jr., của tạp chí E Magazine, "sau nhiều năm hỏi những người chủ nông trại câu hỏi này, chúng tôi chẳng tìm thấy một ví dụ nào cả." [25] Một mối lo khác là tính nhạy cảm của chúng đối với bệnh dịch hạch.[26] Kể từ tháng 7 năm 2016, Cục cá và động vật hoang dã Hoa Kỳ dự định phân phối một loại vắc-xin qua đường miệng mà họ đã phát triển bởi máy bay không người lái.[27]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cầy thảo nguyên http://www.adoptapet.com/s/prairie-dog-adoption http://www.cnn.com/EARTH/9612/16/sucking.dogs/ http://www.desertusa.com/dec96/du_pdogs.html http://www.etymonline.com/index.php?term=prairie http://www.kswo.com/Global/story.asp?S=6165243 http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://campusapps.fullerton.edu/news/research/2004... http://jan.ucc.nau.edu/~cns3/SlobodchikoffSemantic... http://www.science.smith.edu/msi/pdf/i0076-3519-53...